Showing posts with label Mẹ và bé. Show all posts
Showing posts with label Mẹ và bé. Show all posts

Wednesday, October 31, 2012

Mẹ, và 8 điều nói dối !


MOTHER = MẸ nghĩa là: 
M… Million là hàng triệu điều mẹ trao cho con,
O… Old nghĩa là mẹ sẽ vì thế mà ngày càng già đi,
T… Tears là những giọt nuớc mắt mẹ đã đổ vì con,

H… Heart là trái tim vàng của mẹ,
E… Eyes là đôi mắt mẹ luôn dõi theo con,
R… Right là những gì đúng đắn mẹ hay khuyên bảo.
1.
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong bát mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh lên, mẹ không đói!——> Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

2.

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

3.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã lĩnh vỏ hộp diêm về nhà, mỗi tối lại ngồi cặm cụi dán, kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng bên cành chiếc đèn dầu dán vỏ bao diêm. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!——>Mẹ lại lần thứ ba nói dối.

4.

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại, đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con mấy tiếng dài đằng đẵng. Tiếng chuông hết giờ vang lên rồi. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát!! ——>Mẹ nói dối lần thứ tư.

5.

Sau khi cha lâm bệnh qua đời,mẹ vừa làm mẹ vừa làm cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng thành thân. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy. ——>Mẹ nói dối lần thứ 5

6.

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền! ——>Mẹ nói dối lần thứ 6

7.

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ khôngquen! ——>Mẹ nói dối lần thứ 7.

8.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu. ——>Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ.
By : Thanh Thúy
-->Đọc thêm...

Wednesday, September 05, 2012

Khen ngợi con đúng cách?

Lời khen được ví như một món quà không khó kiếm. Người lớn vốn dĩ đã thích những lời khen tặng, với trẻ con, món quà này lại càng thích hơn. Tuy nhiên, lời khen nên đặt đúng chỗ mới phát huy được tác dụng, khen ngợi con không đúng cách đôi khi lại làm hại con. Chuyên gia nghiên cứu trẻ em Lê Thị Phương Nga đã có những trao đổi cùng phụ huynh xoay quanh việc này.

1 - Thưa chị, lời khen có tác dụng như thế nào trong việc dạy trẻ?
Với tất cả mọi người trên cõi đời này, không ai đủ trưởng thành và đủ già dặn đến mức không cần đến lời khen tặng chân thành nữa! Trong một con người luôn có sẵn 2 phần TỐT và XẤU (thiện và ác), mà qui luật của tạo hóa là: khi ta tập trung năng lượng tâm trí vào phần nào thì phần đó sẽ có chiều hướng tăng lên (giải nghĩa về Năng Lượng Tâm Trí: xin đọc loạt bài QUẲNG GÁNH LO ĐI ĐÂU đã đăng trên 4 số báo CNMS kỳ trước). Hành vi KHEN nghĩa là hướng năng lượng tâm trí vào phần TỐT của con người. Đôi khi, chỉ cần một lời khen đúng lúc, đúng cách, trong phút chốc bạn có thể làm thay đổi cả vận mệnh của người đó.
Trong giáo dục, lời khen có tác dụng vô cùng kỳ diệu. Xin phép được kể với các bạn quang cảnh Ngày Hội Bơi (swimming gala) ở một trường phổ thông quốc tế tại TP HCM. Tất cả học sinh đều phải tham gia và được chia làm 3 nhóm: Tiên Phong, Bơi Tốt và Rất Cố Gắng. Nhóm Tiên phong và nhóm Bơi Tốt là những bé bơi cực giỏi và khá giỏi, sẽ bấm giờ tranh giải. Vấn đề là ở nhóm Rất cố gắng: đây là những bạn nhỏ bơi còn rất kém, chỉ nổi trên mặt nước và di chuyển được tí chút. Sau khi 2 nhóm đầu đã thi xong, đến lượt nhóm Rất cố gắng xuống hồ cùng với một số thầy cô đã mặc sẵn đồ bơi. Không cần tả, cũng có thể hình dung được sự e dè của các bé, sau khi chứng kiến thành tích ‘hoành tráng’ của các bạn chung lớp. Nhưng rồi . . .đồng thanh. . .toàn thể các bạn đã đoạt giải ngồi trên bờ cùng nhau hò reo, huýt sáo, hô thật to: “các bạn ơi, cố lên, đạp chân mạnh lên, khua tay nhanh nữa, sắp đến rồi, đừng bỏ cuộc, chúng tôi chờ bạn, cố lên. . .”. ‘Mật lệnh’ của thầy cô cho toàn bộ cổ động viên là: Hô câu gì cũng được, nhưng phải thật tích cực! Ở dưới nước, thầy cô sẽ đẩy cho các bé di chuyển dần đến đích và cũng liên tục động viên: “Khua tay đạp chân mạnh lên nào, cố lên, sắp đến rồi, đừng bỏ cuộc...” Những hàng ghế rung lên theo tiếng cổ động của gần 2000 bạn nhỏ! Cứ mỗi lần có một bạn ‘lóp ngóp’ leo lên bờ, thì lại nghe “bạn bơi giỏi quá, tới đích rồi!”. Không còn đẳng cấp ‘giỏi - dở’, không còn mặc cảm hơn - thua. Một ấn tượng đẹp khó có thể phai mờ trong tâm trí của bất kỳ ai tham dự.  
Trong khi đó. . . .
Một nữ diễn viên kể lại: lần đó, trường nghệ thuật sân khấu của cô tổ chức cho các học sinh năm thứ 4 đi diễn, cô bạn mới học nên chỉ được làm hậu cần. Hôm ấy, sắp đến giờ diễn thì một chị diễn viên bị ốm bất ngờ. Thấy nguy quá cô bèn xin thay vai. Màn mở, khi cô thực hiện gần xong lớp diễn thì khán giả vỗ tay rần rần. Sáng hôm sau, thầy phụ trách nhận xét trong buổi họp toàn đoàn: “Tối qua em diễn rất đạt, từ hôm nay em sẽ đảm nhận luôn vai này, nhưng đừng vì thế mà chủ quan, đừng ngủ quên trên chiến thắng, con đường còn dài.. .” v.v và v.v. . .Sau buổi họp đó, cô rút lui, bởi: “nghe những lời thầy nói, chả còn bụng dạ nào mà diễn nữa nên trả vai cho rồi”. Cũng là KHEN đấy, nhưng sao lại thế? Vì lời khen ấy khá. . .trịch thượng, thiếu chân thành!

2 - Hậu quả của việc khen con không đúng cách theo chị là gì?
KHEN không đúng cách là một cách rất ‘hiệu quả’ để làm con bất hạnh! Điều đó sẽ tạo ra một đứa trẻ ngạo mạn ngông cuồng, ảo tưởng về mình, mất ý chí phấn đấu và tất nhiên là sẽ bị cộng đồng xung quanh xa lánh.

 3 - Như vậy, các bậc cha mẹ cần có cách khen ngợi con như thế nào cho phù hợp?
Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: “nếu cứ khen ngợi, động viên mãi, sợ rằng con sẽ tự kiêu”. Có lẽ vì lý do rất. . .ngây ngô này mà đa phần phụ huynh châu Á khi dạy con rất kiệm lời khen. Có tự kiêu hay không, điểm nhấn nằm ở kỹ thuật khen. Ví dụ: giá như ông thầy của cô diễn viên khen rằng: “Em đã nghiên cứu vai rất nghiêm túc, chọn kỹ thuật thể hiện rất phù hợp, nên đạt hiệu quả sân khấu cao. Em cứ làm việc tích cực như vậy, thầy nghĩ em sẽ sớm tỏa sáng” à tức là khen công việc của trò làm, chứ không hề khen bản thân - tức bản ngã - của trò, thì cái bản ngã tự kiêu làm gì có đất nảy mầm! Thay vào đó, ta sẽ có một cô diễn viên trẻ luôn nghiên cứu vai nghiêm túc, luôn siêng năng tìm tòi lựa chọn kỹ thuật thể hiện phù hợp khi nhận vai. Đó mới chính là điều kỳ diệu mà hành vi KHEN NGỢI có thể đem tới.   
Cảm ơn chị và chúc chị sức khỏe!
http://chame.vn
-->Đọc thêm...
Like this Blogger

Tìm kiếm

Hỗ trợ trực tuyến

Skype Me™!
Hotline: +84 932634828
i'm not online
Email: books.duong@gmail.com

Followers


Nhận xét mới

Ứng dụng - Download

Home| Business| Internet| Market| Stock| Góp ý - Liên hệ| Font Unicode
Thư viện trực tuyến 24h
Design by: duong.ph
Copyright 2012 : Blogger
Add: Đà Nẵng - Việt Nam
Điện thoại: +84 932634828
Email: books.duong@gmail.com. Blogger: http://test-duong.blogspot.com/